TƯ VẤN LẬP DI CHÚC, SOẠN THẢO DI CHÚC VÀ TÀI SẢN THỪA KẾ
TƯ VẤN LẬP DI CHÚC, SOẠN THẢO DI CHÚC VÀ TÀI SẢN THỪA KẾ
Tâm lý chung của người Việt Nam thường không quen với việc lập di chúc trước khi chết. Từ đó dẫn đến nhiều vụ tranh chấp phức tạp để lại hệ lụy rất lớn vừa mất tiền bạc để hầu Tòa, vừa mất tình cảm anh em. Khi người ta có nhiều tài sản, từ bất động sản đến động sản thì một bản di chúc rất quan trọng.
Để hạn chế những tranh chấp không đáng có khi phát sinh thừa kế, Luật An Nghiệp sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề soạn thảo, lập di chúc thể hiện ý kiến của người để lại di chúc theo đúng quy định của pháp luật.
1. Di chúc là gì?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Điều 609 BLDS quy định về quyền thừa kế thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, nếu di chúc hợp pháp thì tài sản sẽ được phân chia theo nội dung di chúc đã ghi nhận, trừ trường hợp quy định tại Điều 644 BLDS về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Sự thể hiện ý chí đó có thể bằng lời nói (chúc ngôn) hoặc bằng văn bản (chúc thư).
Di chúc hợp pháp khi có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
2. Điều kiện lập di chúc
Căn cứ Điều 625, 630 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), người lập di chúc phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép.
Các trường hợp ngoại lệ:
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
3. Các hình thức di chúc
Điều 627 BLDS năm 2015 quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.
3.1. Di chúc bằng miệng
Không phải bao giờ chủ thể cũng có thể được lập di chúc bằng miệng. Pháp luật dự liệu trường hợp cá nhân lâm vào tình huống nguy kịch, cái chết bị đe dọa,…thì một ý chí về tài sản có thể thiết lập bằng miệng và vẫn được công nhận đây là một bản di chúc hợp pháp và cũng chỉ quy định trong trường hợp này, di chúc bằng miệng mới hợp pháp.
Điều 629: Di chúc miệng
Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Bên cạnh việc đáp ứng về điều kiện hoàn cảnh lập di chúc, di chúc miệng cũng phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản cũng như là điều kiện riêng biệt đặc thù được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 như hình thức, nội dung,..
Di chúc bằng miệng chỉ đặt ra khi cá nhân gặp vấn đề nguy kịch về sức khỏe, tính mạng,…Như vậy, xét về tính pháp lý cũng như điều kiện, thì đây không được xem là một phương án lựa chọn thông minh trong việc viết di chúc.
3.2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Để đảm bảo tính khách quan và tính chính xác của bản di chúc thì người làm chứng phải không thuộc những đối tượng sau theo quy định tại Điều 632, Bộ luật dân sự 2015: Người làm chứng cho việc lập di chúc.
3.3. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Nếu không có người làm chứng, tính chính xác và khách quan của loại di chúc này khó đảm bảo. Bởi vậy, pháp luật quy định người lập di chúc phải tự viết và ký vào di chúc. Trường hợp có nhiều trang thì ký nháy từng trang văn bản. Trường hợp khác, có thể dung điểm chỉ.
3.4. Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực
Điều 635 Bộ luật dân sự 2015: "Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc".
Để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ vui lòng liên hệ Luật An Nghiệp
Hotline: 079 44 77 555; 0932 116 766
Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com
Website: luatsudongnai.com.vn
Address: 102/2S, Tổ 8, Khu Phố 3, Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai.
Dịch vụ khác
- PHÂN CHIA ĐẤT ĐAI THỪA KẾ KHÔNG CÓ DI CHÚC THẾ NÀO? 1407
- THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ ĐẤT ĐAI THEO DI CHÚC ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO? 1361
- CHIA DI SẢN KHI KHÔNG CÓ DI CHÚC 1412
- CÓ ĐƯỢC LẬP DI CHÚC CHUNG CHỈ ĐỊNH NGƯỜI THỪA KẾ 1437
- TƯ VẤN VỀ ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC LẬP DI CHÚC 1043
- LUẬT SƯ ĐỒNG NAI UY TÍN
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Tư Vấn