THỦ TỤC LY HÔN CẦN NHỮNG GÌ?

Ly hôn được xem là giải pháp giúp hai bên vợ chồng thoát khỏi bế tắc trong cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đầy đủ các quy định để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Việc liên hệ cơ quan nhà nước, Tòa án để hỏi thủ tục cũng gặp nhiều khó khăn do không cụ thể, vì vậy bằng bài viết này, luật An Nghiệp sẽ tư vấn đầy đủ trình tự thủ tục và một số thắc mắc cho các cặp vợ chồng muốn ly hôn.

1. VỀ CÁC HÌNH THỨC LY HÔN

- Thuận tình ly hôn: vợ chồng thỏa thuận được với nhau;

- Đơn phương ly hôn (khởi kiện ly hôn): vợ/chồng không chịu ly hôn, có tranh chấp về tài sản, nợ, quyền nuôi con, cấp dưỡng...

Theo đó nếu hai vợ chồng có thể thỏa thuận được về vấn đề chấm dứt quan hệ hôn nhân (ly hôn) và không có tranh chấp gì thì 02 vợ chồng cùng ký đơn thuận tình ly hôn. Trong trường hợp, một trong các bên có tranh chấp hoặc không chịu ký đơn thì phải thực hiện thủ tục đơn phương xin ly hôn bằng hình thức khởi kiện ly hôn (lúc này không cần người còn lại ký đơn ly hôn).

2. THÀNH PHẦN HỒ SƠ LY HÔN

* Trường hợp thuận tình ly hôn:

- Đơn yêu cầu ly hôn;

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của cả hai vợ chồng;

- Hộ khẩu của hai vợ chồng;

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;

- Giấy khai sinh con chung (nếu có);

- Giấy tờ chứng minh tài sản, nợ (nếu có).

* Trường hợp đơn phương ly hôn:

- Đơn khởi kiện ly hôn;

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của cả hai vợ chồng;

- Hộ khẩu của hai vợ chồng;

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

- Giấy khai sinh con (nếu có);

- Giấy tờ chứng minh tài sản, nợ (nếu có).

3. NƠI NỘP HỒ SƠ (không có yếu tố nước ngoài)

Trường hợp thuận tình ly hôn nộp tại Tòa án nhân dân nơi cư trú của vợ hoặc chồng. Trường hợp đơn phương ly hôn nộp tại Tòa án nhân dân nơi cư trú của người bị kiện (vợ muốn ly hôn thì nộp tại nơi cư trú chồng và ngược lại).

Nơi cư trú là nơi thường trú (theo sổ hộ khẩu), tạm trú (có đăng ký tạm trú), nơi làm việc (có xác nhận đơn vị công tác). Trường hợp không xác định được nơi cư trú thì làm đơn ra cơ quan công an nơi người đó cư trú để xin xác nhận đang cư trú, sinh sống ổn định tại đó.

4. ÁN PHÍ, CHI PHÍ TỐ TỤNG

Án phí ly hôn là 300k, được 1 bên nộp đơn nộp tạm ứng tại Chi cục thi hành án sau khi Tòa có thông báo. Nếu có tranh chấp về tài sản,... được tính theo án phí tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

5. GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN

Để Hội đồng xét xử xem xét để vợ hoặc chồng được quyền nuôi con thì phải chứng minh đủ và hơn phía bên kia cụ thể:

- Công việc và thu nhập ổn định đủ chăm lo cho bé;

- Chỗ ở đủ chăm sóc bé (sổ đỏ hoặc Hợp đồng thuê);

- Không vi phạm pháp luật (đang bị điều tra, truy tố vụ án hình sự);

- Không mắc bệnh hiểm nghèo;

- Ngoài ra còn xét thêm một số tình tiết khác như: Từ khi sinh ra bé do bố hay mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng.

Khoản 2, Điều 81 Luật Hôn nhân và GĐ quy định "vợ chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi người sau khi ly hôn đối với con; trong trường hợp không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

 

Để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ vui lòng liên hệ Luật An Nghiệp

Hotline: 079 44 77 555

Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Website: luatsudongnai.com.vn

Address: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

 

 

 

 

Dịch vụ khác