NGƯỜI VAY TIỀN CHẾT AI CÓ NGHĨA VỤ TRẢ NỢ?
NGƯỜI VAY TIỀN CHẾT AI CÓ NGHĨA VỤ TRẢ NỢ?
“Không có giấy tờ cho vay có đòi được tiền không?”
“Đến hạn trả nợ mà người vay không trả thì làm thế nào?”
“Người vay đi tù thì ai trả nợ?”
“Người vay tiền chết thì ai trả nợ?”
Đây là câu hỏi mà ai cũng quan tâm khi cho người khác vay tiền nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. Ở những chủ đề trước, Luật sư đã có bài viết giải đáp một số câu hỏi nêu trên. Để khách hàng dễ dàng giải quyết khi gặp vướng mắc khi người vay không may qua đời, Luật An Nghiệp sẽ làm rõ câu hỏi “người vay tiền chết ai có nghĩa vụ trả nợ?” theo quy định pháp luật hiện hành.
Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản được quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Căn cứ Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:
“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Theo những quy định trên, việc người vay mất không làm chấm dứt nghĩa vụ trả nợ.
Nghĩa vụ trả nợ sẽ do những người thừa kế của người vay thực hiện. Nếu người chết có để lại di chúc thì người thừa kế theo di chúc có trách nhiệm trả nợ; nếu không để lại di chúc thì trách nhiệm trả nợ thuộc về người thừa kế theo pháp luật (vợ, các con, cha mẹ đẻ của người mất). Người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tương ứng với phần được chia nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu không còn tài sản để được trả nợ thì gia đình bạn sẽ được xóa nợ theo quy định của pháp luật.
Nếu những người có nghĩa vụ trả nợ không trả thì người vay có quyền làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú giải quyết. Kèm theo đơn khởi kiện, người vay phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc xác định quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, các tài liệu chứng minh việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên.
Để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ vui lòng liên hệ Luật An Nghiệp
Hotline: 079 44 77 555; 0932 116 766
Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com
Website: luatsudongnai.com.vn
Address: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Dịch vụ khác
- BỐ MẸ CÓ PHẢI TRẢ NỢ THAY CON KHÔNG? 1746
- LUẬT SƯ KẾT HÔN NƯỚC NGOÀI TẠI ĐỒNG NAI 1570
- DỊCH VỤ KẾT HÔN NƯỚC NGOÀI 1507
- VAY TIỀN KHÔNG TRẢ CÓ PHẢI LÀ HÀNH VI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN KHÔNG? 1402
- NỢ NGÂN HÀNG KHÔNG TRẢ ĐƯỢC THÌ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO? 1618
- VAY TIỀN KHÔNG CÓ HỢP ĐỒNG VAY CÓ THỂ ĐÒI LẠI? 1165
- LUẬT SƯ UY TÍN TẠI BIÊN HÒA 1408
- LUẬT SƯ ĐỒNG NAI UY TÍN
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Tư Vấn