THỦ TỤC THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH

 

Bạn đang muốn thành lập Hộ kinh doanh? Bạn đang loay hoay chưa biết cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục thế nào? Quỹ thời gian của bạn hạn hẹp không thể trực tiếp thực hiện thủ tục thành lập Hộ kinh doanh. Hãy liên hệ ngay với đội ngũ Luật sư An Nghiệp, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, chúng tôi sẽ giúp bạn làm các thủ tục nhanh chóng nhất.

1. Điều kiện thành lập Hộ kinh doanh

Điều 66 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.

Theo khoản 2 Điều 71 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ được cấp cho hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện:

- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư;

- Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố: Hộ kinh doanh và tên riêng. Tên riêng không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục.

- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định. Theo Thông tư 176/2012/TT-BTC, lệ phí đăng ký kinh doanh cá thể hiện nay là 100.000 đồng/lần.

Ngoài ra cần đảm bảo một số nội dung sau:

- Địa chỉ trụ sở: Hộ kinh doanh thực hiện việc kinh doanh tại địa chỉ trụ sở cụ thể(số nhà, đường phố, ngõ, ngách…). Pháp luật hiện hành nghiêm cấm việc đặt trụ sở hộ kinh doanh tại căn hộ chung cư, khu tập  thể không có chức năng kinh doanh

- Vốn kinh doanh: Tùy vào nhu cầu và khả năng thực tế của hộ kinh doanh, chủ hộ hoặc các thành viên trong hộ thống nhất mức vốn hoạt động của hộ

- Đại diện hộ kinh doanh: Là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề phát sinh của hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động.

- Số lượng lao động: Hộ kinh doanh được sử dụng không quá 10 lao động. Do đó tùy vào quy mô và hình thức hoạt động, khi đăng ký người đại diện hộ kinh doanh cần có sự lựa chọn phù hợp.

2. Hồ sơ cần chuẩn bị

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

Giấy này phải có các nội dung như: Tên hộ kinh doanh; địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại; email; Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân thành lập hộ…

- Bản sao của Thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình hoặc bản sao biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ nếu hộ do một nhóm cá nhân thành lập;

3. Nơi nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình tiến hành nộp hồ sơ.

Hiện nay có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh:

Thứ nhất: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của UBND quận, huyện: Phòng tài chính kế hoạch sẽ tiếp nhận và ra giấy hẹn về ngày trả kết quả của hồ sơ;

Thứ hai: Nộp hồ sơ online qua cổng thông tin của UBND: Hiện nay một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng dịch vụ công trực tuyến để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

4. Thời gian trả kết quả

Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Kết quả nhận được: Sau khi hoàn thành việc nộp và hồ sơ hợp lệ, phòng tài chính kế hoạch trực thuộc UBND quận huyện sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh.

Nếu còn vướng mắc trong thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ trọn gói dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Với thực tiễn hành nghề, chúng tôi đảm bảo sẽ mang lại sự hài lòng cho quý khách. Trân trọng!

Hotline: 079 44 77 555; 0932 116 766

Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Website: luatsudongnai.com.vn

Address: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

 

 

Dịch vụ khác